Argleton,
thị trấn "ma" tại khu vực thành phố Lancashire (Anh quốc), đã xuất hiện
trên Google Maps và trong các sách chỉ dẫn online. Nhưng sự thật, nó
không hề tồn tại. Sự cố này đang làm các chuyên gia internet đau đầu.
Google cùng đối tác đã cung cấp dữ liệu bản đồ không thể giải thích nổi về sự tồn tại của "thị trấn ma."
Ảnh: Google. Thị trấn này xuất hiện tại địa điểm giữa những cánh đồng gần xa lộ M58, phía Nam Ormskirk tại Lancashire.
Sự xuất hiện của nó trên Google Maps cũng đồng
nghĩa với việc rất nhiều đơn vị online đã sử dụng dữ liệu này từ các
phần mềm phát hiện ra nó và tự động coi như Argleton là một thị trấn
thật tại mã bưu chính L39.
Giờ đây Internet đã cung cấp một series nhà riêng,
công việc, danh sách các cuộc hẹn cho mọi người, sử dụng địa điểm (ở)
"thị trấn Argleton."
Các
website còn giúp mọi người tìm kiếm nó dễ dàng nhất, thậm chí còn nhiệt
tình giúp khách hàng lên kế hoạch chạy bộ hoặc đi đường dài xuyên qua
"nó." Nhưng vấn đề ở đây là Argleton không phải một địa danh có thật
ngoài đời.
Trớ trêu ở chỗ, cụm “Argle” trong tên của thị trấn
này khi dội lại lại từ “Google”, theo phép đảo chữ cũng có nghĩa là
"Không Có Thật G" và "Không Rộng Lớn."
Nếu ngay bây giờ, bạn vào Google Maps tìm kiếm từ "Argleton," bạn sẽ vẫn tìm được một địa danh không có thật.
Một giả thuyết được đưa ra là có thể "Argleton" bị
cố tình đưa vào, như một cái bẫy để bắt những công ty nào xâm phạm bản
quyền bản đồ đó. Nó được gọi là "những đường phố bẫy", thường được các
nhà vẽ bản đồ chèn vào.
Roy Bayfield, người đứng đầu bộ phận marketing tại
ĐH Edge Hill (ở Ormskirk), bị hấp dẫn khi được biết về bí ẩn này. Đích
thân ông đã đi bộ đến nơi mà internet chỉ là trung tâm của thị trấn
Argleton và nhận thấy, chẳng có gì ở đó cả.
"Một đồng nghiệp chỉ cho tôi thấy điểm bất thường
trên Google Maps, và tôi nghĩ mình phải đến đó thôi" - ông nói. "Tôi
thật sự bị cuốn hút với sự phi tồn tại của Argleton, địa danh mà
internet, với sức mạnh của nó đã biến Argleton thành một nơi có thật,
bán tồn tại."Khi Mr Bayfield đến Argleton, (được đánh dấu trên
Google Maps là nằm giữa Aughton và Công viên Aughton), ông phát hiện
thấy nơi đây chỉ có những cánh đồng xanh trống trải.
Ông Joe Moran, chuyên gia về bản đồ, viện sỹ tại ĐH
John Moores ở Liverpool, nói: "Có thể nó là một lỗi cố ý để không ai có
thể tự do copy bản đồ. Đôi khi họ cố tình cho nó vào để báo hiệu rằng
các bản đồ đã bị ăn cắp. Tôi chưa từng nghe nói về nó trên Google
Maps."
Phát ngôn viên của Google cho biết: "Với một khối
lượng lớn thông tin như thế này thì việc xảy ra lỗi cũng khó tránh
khỏi. Chúng tôi sẽ tiếp tục cải thiện chất lượng và sự chính xác của
những thông tin đã 'available' trên Google Maps. Sự phản hồi của người
dùng sẽ góp phần giúp chúng tôi thực hiện điều đó. Mọi người có thể báo
lỗi trực tiếp và nó sẽ được xử lý, cập nhật sau đó."
Dữ liệu về chương trình này do công ty Tele Atlas
của Hà Lan cung cấp. Người đại diện của công ty nói rằng nên xóa bỏ tên
thị trấn "ảo" này khỏi bản đồ: "Các lỗi như thế này không phải là phổ
biến, tôi thực sự không giải thích nổi tại sao dữ liệu không bình
thường đó lại lọt vào cơ sở dữ liệu của chúng tôi."